Lời bài hát với hợp âm có trong phần giới thiệu (bấm vào « Show More »)
Nhạc và lời của Tô Hải (1927-2018)
Download mp3 :
http://www.mediafire.com/download/fij ...
Phạm Ngọc Lân đàn và hát 2013
Tô Hải tên thật là Tô Đình Hải, sinh năm 1927 tại Hà Nội. Ông học nhạc lý và tham gia Ban đồng ca Saint-Joseph từ nhỏ, từng đoạt giải thưởng âm nhạc "Chim sơn ca" tại Rallye Kiến An của Hướng đạo sinh toàn Đông dương. Ông gia nhập Vệ quốc đoàn vào mùa thu năm 1945 khi vừa đậu xong tú tài một. Tốt nghiệp các trường Quân chính Nguyễn Huệ và Lục quân Trần Quốc Tuấn, nhưng vì có năng khiếu âm nhạc, ông phục vụ trong ngành văn nghệ quân đội. Năm 1954, về Hà Nội, ông học nhạc để trở thành nhà soạn nhạc với nhiều bản hợp xướng và hoà tấu nổi tiếng thời đó.
Sau 1975 ông vào Sài Gòn và mất tại đây năm 2018.
Ông nổi tiếng vì khi đã ngoài 80, ông là một "blogger" trên Internet, với tác phẩm gây xôn xao "Hồi ký của một thằng hèn". Khi Phạm Duy qua đời đầu năm 2013, ông đến viếng và viết bài "Phạm Duy, người nghệ sĩ sướng nhất trên đời", dù ngày xưa, ông cũng đã phải viết bài đả kích Phạm Duy vì đã bỏ kháng chiến "dinh tê" về thành.
Tác phẩm để đời của Tô Hải chính là bài Nụ Cười Sơn Cước, sáng tác năm 1947, lúc ông 20 tuổi. Ông cho biết về bài này như sau trên Blog của ông:
"Cái ngày đông rét mướt năm đó Tây nó đánh dữ dội lắm... Bộ Tư Lệnh III mà tớ làm "lính kiểng" lúc đó phải rút vào tận Kim Bôi (Hòa Bình). Tớ đóng quân trong nhà một cô con gái có tên Đinh thị Phẩm, 24 tuổi đời. Thích thì có thích nhưng chưa biết "tán gái" mà chỉ biết làm thơ, làm vài câu thơ rồi ngâm nó lên theo kiểu riêng của tớ gọi là ca khúc. Thế là, trước khi rời rừng núi về học Lục Quân Trần Quốc Tuấn tớ muốn nói lên mối "tình câm" của mình bằng ... vài câu thơ có giai điệu... Thế thôi!
Nào ngờ..."Nụ cười sơn cước" lại được hoan nghênh đến thế và Ngọc Bích, Canh Thân, Hoàng Thi Thơ... khi trút áo "lính cụ Hồ", thôi làm "đồng chí", đã mang nó vô thành (dân gian gọi là "dinh-tê") phổ biến khắp nơi. Để cho nó được chấp nhận bởi các cơ quan kiểm duyệt, họ xếp tớ vào loại tác giả tiền chiến! Và từ đó "Nụ cười sơn cước", một trong những "tình ca thời kháng chiến" của bọn tớ sống nhờ cái mác nhạc tiền chiến đến ngày nay!
"Nụ cười sơn cước" ra đời như thế đó. Tình thì có, nhưng mà là tình câm, tình nhát (vì sợ kỷ luật) đã có gì đâu mà nhiều người viết về bài hát này cứ thêu dệt ra lắm chuyện, thậm chí còn đặt cả những cái tên Lò Thị nọ, Nông Thị kia ra rồi thay cả địa điểm, nơi sinh, ngày sinh của nó nữa mới khổ tớ chứ! Làm bà xã cứ trách tớ: "Có thế mà anh cứ giấu em!" Tớ định kiện báo vì "vi phạm luật báo chí, xâm phạm đến đời tư không được phép" của tớ mấy lần. Nhưng đọc đi, đọc lại thì thấy: họ đều xuất phát từ tình yêu đối với một sáng tác của tớ đã bao năm tưởng chết nay lại hồi sinh, từ tình yêu đối với tớ. Đặc biệt có nhiều đồng đội cũ, nay về già, nghĩ về quá khứ tươi đẹp đã qua, đã viết về "Nụ cười sơn cước" như để tranh thủ viết về một thời thanh xuân đẹp nhất của chúng tớ mà thôi.
Lời bài hát với hợp âm :
D ---
Tôi nhớ mãi một chiều xuân chia phôi
------ D ---
Mây mờ buông xuống núi đồi
----------- A7 ----------- D -------A
Và trong lòng mờ hơn ở ngoài trời
---- D ---
Cỏ cây hoa lá, thương nhớ mãi người đi
----------- A7 --------- D -------- A ---
Và dâng sầu lên mi mắt người về
------ D ------------------ A ------- Em ---
Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hát
------- F#m ----------- G ------ A ---
Mưa xuân đây tươi luống u sầu
--------- G ------- Bm ------------------------ D ---
Buồn cho dòng nước mờ xóa bóng chim uyên
------------ A ------------- D ---
Mà gió chiều còn khóc thương
----------- A7 ----------- D ---
Mãi mối tình còn vấn vương
---- D ----- G ------------ D ---
Ai về sau dãy núi Kim Bôi
-------- D7 ------ G ------------ A7 ---
Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ
-------- G -------- Bm ------------- A7 ---
Hình dung một chiếc thắt lưng xanh
------------ D ---
Một chiếc khăn màu trắng trăng
------------- A ---
Một chiếc vòng sáng lóng lánh
---------- A7 ------------- D --- D7 ---
Với nụ cười nàng quá xinh
------- G ----- D ---
Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng
----- A7 ---
Dệt mấy cung yêu đương
------ D ---
Gởi lòng trong trắng
------ D -------------- A7 ---
Của mấy bông hoa rừng
---- A7------------------------------------- D ---
Đời đời không tàn với khúc nhạc lòng tôi